Trong làn sóng phản đối tác động của trí tuệ nhân tạo AI đến "sự thuần khiết" của tác phẩm nghệ thuật, bảo tàng MoMA vừa mua thành công tác phẩm AI nghệ thuật đầu tiên.
Bảo tàng nghệ thuật hiện đại (MoMA) đã công bố mua lại "Unsupervised—Machine Hallucinations", một tác phẩm nghệ thuật sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các thiết kế được lấy cảm hứng từ những bộ sưu tập lưu trữ tại bảo tàng.
Cụ thể, tác phẩm được tạo ra bởi nghệ sĩ kỹ thuật số người Thổ Nhĩ Kỳ Refik Anadol vào năm 2023. Refik đã xây dựng một mô hình máy học phức tạp kết hợp cùng trí tuệ nhân tạo để đánh giá tổng quan hơn 200 năm lịch sử nghệ thuật từ các kiệt tác được lưu trữ tại bảo tàngMoMA. Sau cùng, anh đưa ra một loạt các thiết kế hình ảnh và âm thanh không ngừng biến đổi, tái tạo và luân chuyển dựa trên những tác phẩm gốc đó.
Thiết kế này bao gồm những thay đổi ánh sáng, chuyển động, âm thanh, và thậm chí thời tiết bên ngoài cũng sẽ tác động liên tục, khiến "bức tranh" Unsupervised—Machine Hallucinations biến hóa không ngừng. Hiện tại, tác phẩm này đang được trưng bày tại lễ đài của bảo tàng MoMA cho đến ngày 29/10/2023 và đã thu hút một lượng lớn khán giả yêu nghệ thuật quan tâm, chiêm ngưỡng.
Tờ "The New Yorker" đã dành nhiều lời "có cánh" cho tác phẩm nghệ thuật này, khi mô tả đây là một trong những triển lãm thu hút khách đông nhất, nhưng lại gây tranh cãi nhiều nhất tại New York".
Trong khi "bức tranh" video cao 24 feet này cuốn hút người xem, những lời "xì xầm" đã xuất hiện, khi một số người xem đã thảo luận về vai trò của trí tuệ nhân tạo và các công cụ hiện đại khác trong việc sáng tạo nghệ thuật, cũng như làm thế nào các tổ chức nên tiếp cận và phân loại những tác phẩm như vậy so với các tác phẩm được tạo nên từ bàn tay các nghệ sĩ.
Nghệ thuật được tạo ra với sự trợ giúp của công cụ trí tuệ nhân tạo đã gây tranh cãi rộng rãi, và các dự án bao gồm các chương trình truyền hình và trò chơi video mà đã phải đối mặt với sự phản đối chỉ trích đáng kể.
Không phải người yêu thích nghệ thuật nào cũng đã bị ấn tượng bởi các tác phẩm được tạo nên bởi trí tuệ nhân tạo. Nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng Jerry Saltz gọi tác phẩm "Unsupervised—Machine Hallucinations" tác phẩm nghệ thuật bình dân và đặt một lời châm biếm, mô tả tác phẩm của Refik Anadol như một "kiệt tác hạng xoàng, chỉ để thu hút và làm hài lòng đám đông tò mò".
Trong một tweet vào thứ Tư vừa qua, Anadol viết rằng "Unsupervised" là "tác phẩm nghệ thuật AI được anh tạo ra được token hóa và là tác phẩm AI đầu tiên gia nhập bộ sưu tập các kiệt tác vĩnh hằng của bảo tàng MoMA.
Tác phẩm "Unsupervised" cũng có một bộ sưu tập NFT đi kèm. Năm 2021, sau khi ra mắt một bộ sưu tập nghệ thuật trên Blockchain cũng sử dụng các công nghệ mới nổi như open source và thực tế ảo, Anadol cam kết sẽ tạo một NFT cho mọi tác phẩm nghệ thuật mà anh tạo ra. Nghệ sỹ này chia sẻ:
"Kể từ bây giờ, vì tôi tin tưởng vào thế giới nghệ thuật crypto, mọi thứ tôi làm trong thế giới vật lý sẽ luôn có một tác phẩm tương ứng trong thế giới crypto.
Bằng cách quét một mã QR xuất hiện gần tác phẩm, khách thăm quan bảo tàng MoMA cũng có thể tạo NFT miễn phí từ tác phẩm "Unsupervised", đây được xem là một món quà lưu niệm hoạt động trên Blockchain. Điều này khá tương đồng với những chiến lược mà bảo tàng Bảo tàng Musée d'Orsay tại Pháp thực hiện trong thời gian "ế khách" sau đại dịch Covid-19.
"Unsupervised" là tác phẩm được quyên góp bằng bộ sưu tập nghệ thuật 1OF1, bởi doanh nhân crypto Ryan Zurrer, với sự hỗ trợ từ RFC Collection, do Pablo Rodríguez-Fraile và Desiree Casoni lãnh đạo. Zurrer cũng là chủ sở hữu của các tác phẩm như "Human One," một tác phẩm vật lý kết hợp kỹ thuật số mà nghệ sĩ NFT nghệ thuật nổi tiếng Beeple đã bán vào năm 2021 với giá 28,9 triệu đô la.
Ngoài "Unsupervised", MoMA cũng thông báo bảo tàng này đã mua lại 3FACE, một tác phẩm nghệ thuật tạo hình có tính chất mở rộng từ nghệ sĩ đương đại Ian Cheng, với tính năng phân tích dữ liệu ví tiền điện tử của người tham gia để tạo ra hình chân dung tương tác với tính cách của họ.