Ordinal NFT là gì? Chúng có tác động như thế nào đối với mạng lưới Bitcoin? Liệu rằng sự xuất hiện của NFT sẽ mang đến một làn gió mới cho mạng Bitcoin?
Thông thường, chúng ta nghe nhiều đến khái niệm NFT. Tuy nhiên, trong trường hợp của Ordinal, chúng ta sẽ bắt đầu với một khái niệm mới, gọi là Inscription (chữ khắc). Hiểu một cách đơn giản thì Inscription tương tự như NFT vậy. Nó là tài sản kỹ thuật số được ghi trên satoshi (mệnh giá thấp nhất của Bitcoin). Việc ghi inscription lên satoshi này được thực hiện nhờ bản nâng cấp Taproot vốn được ra mắt vào thời điểm tháng 11/2021.
Mỗi Bitcoin được chia thành 100.000.000 satoshi (hoặc sats). Giao thức Ordinals cho phép người dùng gửi và nhận sats mang dữ liệu bổ sung tùy chọn. Dữ liệu này có thể là văn bản, JPEG, âm thanh hoặc video. Việc thêm các loại dữ liệu như vậy vào satoshi được sẽ tạo ra Bitcoin NFT hoặc một Ordinal. Nói một cách khái quát, Ordinal là NFT mà bạn có thể đúc trực tiếp lên chuỗi khối Bitcoin. Tuy nhiên, NFT dạng này sẽ khác biệt với Ethereum NFT mà chúng ta vẫn thường thấy.
Ngoài ra, việc thêm dữ liệu vào sats được gọi là inscription. Cụ thể hơn, inscription là quá trình viết hoặc ghi dữ liệu vào phần bằng chứng (Witness) trong mỗi giao dịch Bitcoin. Khái niệm bằng chứng này là một phần tạo nên bản nâng cấp SegWit trên mạng Bitcoin vào năm 2017, giúp tăng kích thước khối từ 1MB lên 4MB mà BeInCrypto đã giới thiệu trong bài viết trước đó. Điều quan trọng cần lưu ý là Ordinals chỉ có thể thực hiện được nhờ phần bằng chứng của các giao dịch Bitcoin. Đây là nơi các tệp JPEG, tệp âm thanh hoặc video được ghi vào từng sats riêng lẻ.
Ordinal NFT sử dụng inscription để hoạt động. Inscription được cung cấp bởi lý thuyết Ordinal thông qua Ordinals Protocol, được phát triển bởi Casey Rodarmor. Lý thuyết Ordinal nhằm mục đích gán cho mỗi satoshi danh tính cá nhân, cho phép chúng có thể theo dõi, chuyển giao.
Về cơ bản, giao thức Ordinal gán cho mỗi satoshi một số thứ tự. Sau khi con số đó được chỉ định, mỗi satoshi sau đó có thể được ghi bằng dữ liệu như hình ảnh, văn bản hoặc video thông qua giao dịch Bitcoin. Sau khi giao dịch được tạo ra, dữ liệu là một phần của blockchain Bitcoin và có thể xem được thông qua ví Bitcoin hỗ trợ Ordinal NFT.
Bitcoin Ordinal có thể được coi là NFT, nhưng chúng có một vài điểm khác biệt. Để bắt đầu, hầu hết các NFT được tạo và theo dõi thông qua hợp đồng thông minh. Tuy nhiên, tài sản mà các hợp đồng thông minh này đại diện thường được lưu trữ ở nơi khác.
Hơn nữa, NFT truyền thống thường có siêu dữ liệu cho phép người tạo thay đổi giao diện và đặc điểm của NFT. Chẳng hạn, một số dự án NFT sẽ yêu cầu người dùng làm mới siêu dữ liệu của họ để cập nhật NFT của họ bằng hình ảnh có độ phân giải cao hơn.
Tuy nhiên, vì các ordinal được lưu trữ trên chuỗi, nên dữ liệu của chúng là bất biến và không thể thay đổi. Ngoài ra, không giống như NFT, các ordinal không cung cấp cho người sáng tạo tùy chọn nhận tiền bản quyền cho các lần bán hàng tiếp theo.
Trong whitepaper của Satoshi, anh ấy muốn khắc phục các vấn đề với việc tin tưởng các tổ chức tài chính bên thứ ba để hỗ trợ thanh toán điện tử. Điều này làm tăng chi phí giao dịch, hạn chế quy mô giao dịch thực tế tối thiểu và cắt đứt khả năng thực hiện các giao dịch nhỏ thông thường.
Có thể NFT trên Bitcoin không phải là trường hợp sử dụng cuối cùng và có lẽ Satoshi sẽ ngạc nhiên trước sự xuất hiện của Ordinal NFT nhưng cũng có thể NFT có nghĩa là việc áp dụng Bitcoin rộng rãi hơn. Và việc áp dụng rộng rãi hơn có thể có nghĩa là nhiều người sẽ trao đổi một lượng tiền nhỏ mà không cần tin tưởng vào bên thứ ba, giống như Satoshi đã hình dung trước đó.