Với NFT, Wash trading là hình thức thực hiện “mua tay phải, bán tay trái”. Có nghĩa là một nhà giao dịch mua và bán cùng một tài sản nhiều lần nhằm để thao túng giá và khối lượng giao dịch.
Đây là một hình thức thao túng thị trường. Họ cố tình vẽ ra bức tranh sai lệch về tính thanh khoản, khối lượng giao dịch ảo, thổi phồng giá trị/ để thu hút các nhà đầu tư giao dịch. Vì vậy, giao dịch “rửa” là một trong những trở ngại lớn nhất để đánh giá chính xác giá trị thật của NFT.
Mục đích wash trading NFT
Rửa tiền
Trốn thuế
Mua NFT với ý định làm sai lệch các chỉ số công khai
Tạo nhu cầu, giá trị thanh khoản ảo
Nhằm kiếm phần thưởng, săn retroactive, airdrop trên các nền tảng
Đối tượng thực hiện wash trading
Chủ dự án
Market Maker
Những người có nhiều lợi ích liên quan đến dự án (Ví dụ: cá mập, cá voi,..)
Marketplace: Tạo volume cho sàn, quảng bá cho sàn.
Người dùng: mục đích tạo volume giao dịch để nhận incentives, airdrop từ các marketplace. Ví dụ: Blur trong thời gian qua cũng sử dụng cách thức airdrop dựa trên volume giao dịch để thu hút người dùng, dẫn đến tỷ lệ wash trading khá cao.
Cách phát hiện một NFT wash trading
Giá: Giá bán của một NFT cao hơn nhiều so với mức giá sàn
Trading volume: Khối lượng giao dịch cao bất thường, liên tục.
Cùng một địa chỉ ví tài trợ (chuyển tiền) cho nhiều ví khác mua và bán NFT.
Một NFT cụ thể được giao dịch bởi cùng một địa chỉ ví nhiều lần, liên tục, trong khi phần còn lại của BST thì không thấy đá động gì.
Giá NFT giao dịch trên Marketplace A cao hơn gấp nhiều lần sao với Marketplace B.
Dùng các công cụ để track dữ liệu NFT wash trading: Dune và Footprint
Giải pháp hạn chế wash trading NFT
Phí gas cao: Đây không hẳn là một giải pháp tốt. Nhưng sẽ làm các NFT Wash trade ngần ngại tấn công. Vì họ sẽ không sẽ không có nhiều lợi nhuận hoặc thậm chí bị lỗ do tiền phí cao
Phần thưởng giao dịch phải nhỏ hơn chi phí tấn công.
Kiểm toán: Cập nhật thường xuyên,kiểm tra rủi ro tồn đọng và phát triển nhiều biện pháp hơn để ngăn chặn vì những cuộc tấn công này sẽ ngày càng tinh vi và khó lường hơn.
Các nền tảng thống kê cần phát triển công cụ để phát hiện giao dịch rửa và gắn cờ về số lượng và doanh số NFT wash trade phù hợp.
Sàn giao dịch NFT: Ẩn danh và miễn trừ trách nhiệm là khe hở để tội phạm dễ hoành hành hơn. Vì vậy, các sàn có thể quy định về KYC, Đồng thời tạo ra các giải pháp hạn chế giao dịch Wash trade.
Case study - Dreadfulz #164
Để hiểu rõ cách hoạt động của Wash trading, các bạn có thể xem qua ví dụ này: Như hình, cùng một NFT Dreadful #164 trên marketplace X2Y2 đã được mua qua bán lại giữa hai ví giống nhau nhiều lần trong một ngày với trị giá hơn 300 ETH cho mỗi giao dịch. 2 địa chỉ này tổng cộng đã giao dịch 19 lần, tạo ra khối lượng 7228 ETH và trả 36,14 ETH phí nền tảng cho X2Y2. (Nhưng thường người thực hiện wash trading sẽ tìm các sàn có phí nền tảng 0% để giảm thiểu chi phí giao dịch)
Tổng kết
Wash trading là một hình thức thao túng giá phổ biến trên các thị trường tài chính như crypto, chứng khoán, ngoại hối, và NFT cũng không ngoại lệ. Đây là một vấn nạn phức tạp khó mà giải quyết trong một sớm một chiều. NFT ngày càng phát triển và phổ biến thì những chiêu trò lừa đảo này sẽ ngày càng tinh vi và khó lường hơn. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải thận trọng hơn trong việc định giá NFT.