quyền sở IP NFTs là một trong những lợi ích hấp dẫn mà thường bị chủ sở hữu lãng quên. Trong bài viết này sẽ giải thích rõ về quyền sở hữu trí tuệ IP NFT.
IP NFTs
Quyền sở hữu IP, quyền sở hữu bản quyền, quyền thương mại ,.. là một trong những utility hấp dẫn và có giá trị nhất dành cho chủ sở hữu, nhưng nó thường bị lãng quên và không được xem trọng.
IP- quyền sở hữu trí tuệ
Sở hữu trí tuệ -Intellectual property (IP), theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới , Ba loại tài sản trí tuệ phổ biến được pháp luật bảo vệ là bằng sáng chế, bản quyền và thương hiệu “những sáng tạo của trí óc, chẳng hạn như phát minh, tác phẩm văn học và nghệ thuật; kiểu dáng và ký hiệu, tên gọi; và hình ảnh được sử dụng trong thương mại.” Những tác phẩm này được luật pháp bảo vệ nhằm ngăn chặn người khác trục lợi hoặc nhận công lao không chính đáng cho những thứ họ không tạo ra.
Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng nhất của NFT là quyền IP. Trong một số trường hợp, việc mua NFT có thể cung cấp cho bạn quyền sở hữu cả tài sản kỹ thuật số và IP . Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, NFT chỉ có thể cấp cho bạn giấy phép sử dụng nội dung kỹ thuật số chứ không phải quyền sở hữu chính IP đó.
Ví dụ: giấy phép cho CrytoKitties cho phép chủ sở hữu của NFT thương mại hóa “kitty”, với điều kiện là việc sử dụng thương mại đó không mang lại thu nhập hơn 100.000 đô la Mỹ mỗi năm. Ngược lại, giấy phép dành cho NBA TopShots cấp cho chủ sở hữu của “khoảnh khắc” giấy phép để “sử dụng, sao chép và hiển thị” khoảnh khắc đó, nhưng không cho phép chủ sở hữu “tái tạo, phân phối hoặc thương mại hóa” khoảnh khắc đó.
Copyright- Bản quyền
Theo luật bản quyền, tác giả của một tác phẩm gốc có độc quyền sao chép, phân phối và tạo các tác phẩm phái sinh dựa trên tác phẩm đó. Điều này bao gồm quyền bán hoặc cấp phép tác phẩm cho người khác.
Khi nói đến NFT, có thể có câu hỏi về việc ai sở hữu bản quyền đối với tài sản kỹ thuật số được bán. Trong một số trường hợp, người tạo nội dung có thể giữ bản quyền, trong khi ở những trường hợp khác, bản quyền có thể được chuyển cho người mua như một phần của giao dịch mua NFT. Điều quan trọng đối với cả người sáng tạo và người mua là phải biết tình trạng bản quyền của NFT và để đảm bảo rằng họ có các quyền cần thiết để sử dụng và bán nội dung. Những người mua NFT nên cân nhắc cẩn thận những gì họ sẽ nhận được khi mua NFT.
Ví dụ : Founder Twitter Jack Dorsey đã bán tweet đầu tiên của mình dưới dạng NFT cho một người mua tên là Sina Estavi. Và anh làm rõ rằng Anh chỉ bán NFT và không bán bản quyền . Mặc dù Estavi sở hữu NFT liên kết với tweet, nhưng Dorsey vẫn giữ bản quyền, điều đó có nghĩa là Estavi không thể in tweet trên áo phông hoặc bán hàng hóa khác mà không có sự cho phép của Dorsey.
Bộ sưu tập NFT ZINU cung cấp cho chủ sở hữu giấy phép miễn phí bản quyền , cho phép họ “sử dụng và thương mại hóa NFT tương ứng trong các ngành của riêng họ”.
Quyền thương mại
Giấy phép thương mại cho phép người tạo chỉ định một số quyền cho người mua trong khi vẫn giữ quyền sở hữu và kiểm soát IP. Người mua có thể mở ra nhiều mô hình thương mai khác nhau như làm merch, mở nhà hàng, quán ăn, làm MV, phim hoạt hình có hình NFT trong đó.
Trong một số cấu trúc cấp phép thương mại, người mua phải trả tiền bản quyền cho người tạo ban đầu của NFT. Thường là % do người tạo ban đầu đề ra , thường được tính trên mỗi lần bán.
Ví dụ: Yuga Labs, công ty đứng sau Bored Ape Yacht Club, gần đây đã mua lại các bộ sưu tập CryptoPunks và Meebits NFT. Vào tháng 8, công ty đã phát hành toàn bộ quyền thương mại cho những người nắm giữ NFT, cho phép họ sử dụng các nhân vật của mình trong các dự án thương mại hoặc cá nhân.
CC0
CC0 là từ viết tắt của “Creative Commons Zero”, theo mô hình này, người sáng tạo từ bỏ tất cả các quyền đối với tác phẩm của họ. Điều đó đồng nghĩa với việc, cho phép người khác tự do toàn quyền sử dụng, chế tác lại tác phẩm gốc ngay cả với mục đích thương mại mà không cần phải có sự đồng ý của tác gỉa hoặc chia lợi nhuận nào cả.
Ví dụ: Các bộ sưu tập như Nouns,Moonbirds, Cryptoadz, Cryptoteddies và Loot áp dụng thành công mô hình CC0
Lưu ý dành cho người sáng tạo và người mua:
Đối với người sáng tạo:
Xác định rõ ràng các điều khoản về quyền sở hữu: Đảm bảo xác định rõ bạn đang bán NFT và có bao gồm quyền sở hữu tài sản trí tuệ (IP), bản quyền và quyền thương mai cơ bản hay không.
Bảo vệ IP của bạn: Cân nhắc việc đăng ký bản quyền và thương hiệu để giúp bảo vệ IP của bạn và ngăn người khác sử dụng IP khi chưa được phép.
Sử dụng các điều khoản và điều kiện rõ ràng: Hiện tại các qui định về luật NFT chưa rõ ràng, nếu cần thiết bạn nên tham khảo ý kiến của luật sư về các quyền hạn.
Đối với người mua:
Hiểu các điều khoản về quyền sở hữu: Đọc kĩ các điều khoản và điều kiện, Bạn nên hiểu rõ mình đang mua cái gì? Được sở hữu hoàn toàn hay phải xin phép và trả phí thêm khi sử dụng các quyền cơ bản.
Nghiên cứu người tạo: Trước khi mua NFT, hãy nghiên cứu về người tạo để đảm bảo rằng họ có đang nắm giữu các quyền bán NFT cho bạn hay chỉ giả mạo
Hiểu rủi ro: Như với bất kỳ khoản đầu tư nào, NFT cũng tồn tại nhiều rủi ro . Vì vậy, bạn cần tìm hiểu rõ về NFT trước khi đầu tư và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
Tổng kết
NFT vẫn là một ngành công nghiệp mới, vì vậy, luật pháp về NFT vẫn còn mơ hồ và chưa rõ ràng. NFT mang đến nhiều cơ hội và rủi ro tiềm ẩn cho cả người sáng tào và người mua. Nên cần cẩn thận khi quyết định đầu tư NFT.