/ 3 min read

Liệu NFT có giúp các nhóm nhạc Underground, Indie phát triển?

On this page
Liệu NFT có giúp các nhóm nhạc Underground, Indie phát triển?

Nền tảng âm nhạc Vault Music sẽ sử dụng NFT phiên bản giới hạn để giúp các nhóm nhạc underground có thể kiếm thêm thu nhập và tiếp cận được nhiều khám giả hâm mộ.

Nền tảng âm nhạc Vault Music sẽ sử dụng NFT phiên bản giới hạn để giúp các nhóm nhạc underground có thể kiếm thêm thu nhập và tiếp cận được nhiều khám giả hâm mộ.

“Cassette Culture 3.0” sẽ hồi sinh lại kỷ nguyên vàng của âm nhạc thời dùng băng cát-sét. Bên cạnh đó, Vault Music sẽ cung cấp phiên bản NFT giới hạn ghi lại các bản ghi âm trực tiếp từ các ban nhạc underground và indie giúp họ ngày càng phát triển hơn.

Hiện tại, đã có 10 bản ghi âm trực tiếp dưới dạng album nhạc NFT của các ban nhạc biểu diễn tại Baby's All Right, Bowery Electric và The Brooklyn Monarch, với sự góp mặt hơn 30 nghệ sĩ như Sid Simons, Sum Sun và Charlotte Rose Benjamin,..Chương trình tiếp theo sẽ mở rộng sang Nashville và công ty cũng đang đàm phán với các địa điểm ở London và Amsterdam.

Chủ sở hữu có thể nghe các album trực tiếp thông qua một ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động. Xem các video biểu diễn và nội dung hậu trường khác. Thông thường, Vault Music sẽ bán mỗi album với giá từ 5 USD - 10USD (người hâm mộ có thể mua bằng tiền điện tử hoặc thẻ tín dụng). Mỗi lần phát hành chỉ có khoảng 100- 150 bản giới hạn.

Trước đây, Vault cộng tác ra mắt NFT âm nhạc với các nghệ sĩ nổi tiếng như Fletcher - chuyến lưu diễn “Girl Of My Dreams” của cô ấy. Nhưng "Cassette Culture 3.0" sẽ tập trung vào các nghệ sĩ ít tên tuổi và theo đuổi dòng nhạc indie. Thông qua NFT, giúp họ có thể tiếp cận với nhiều fan hâm mộ hơn và kiếm sống bằng chính âm nhạc của mình. Các nghệ sĩ sẽ nhận được 70% số tiền thu được từ mỗi lần bán, 30% còn lại chi trả chi phí mint, lưu trữ và phí thẻ tín dụng trên Vault.

Giám đốc điều hành Vault Nigel Eccles chia sẻ rằng:

Với rất nhiều ban nhạc trong số này, họ sẽ chọn một lối đi khác với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trên Tiktok. Họ không có nhiều người theo dõi trên Spotify hay Instagram, nhưng họ có thể bán vé ở New York. Spotify không phục vụ các ban nhạc này, nhưng chúng tôi sẽ giúp họ.”
“Chúng tôi muốn người hâm mộ có cơ hội sưu tầm những tác phẩm độc đáo và nghệ sĩ có thể kiếm sống bằng chính  âm nhạc của mình”

NFT ngày càng phổ biến và đặc biệt là trong giới âm nhạc. Một số nghệ sĩ nổi tiếng đã bán NFT Music của mình thành công như Snoop Dogg , Justin “3LAU” Blau và André “RAC” Anjos. Hay Binz mở đường cho âm nhạc Việt Nam thâm nhập thị trường NFT với ca khúc "Don't break my heart".

NFT và âm nhạc là sự kết hợp tuyệt vời không chỉ tạo cơ hội cho người hâm mộ có thể sưu tầm, sở hữu những bản nhạc của thần tượng mãi mãi mà còn giúp các nghệ sĩ có thể kiếm tiền bằng chính âm nhạc của mình, bứt phá và sáng tạo nhiều hơn trong nghệ thuật.

Share this post

Related Posts