/ 3 min read

RISC và RUNESTONE đâu là " xẻng vàng" trên Runes Protocol

On this page
RISC và RUNESTONE đâu là " xẻng vàng" trên Runes Protocol

RISC và RUNESTONE đâu là " xẻng vàng" trên Runes Protocol. Hãy cùng NFT.VN tìm hiểu về sự giống và khác nhau của 2 dựa án này nhé.

Runes Protocol là gì?

Runes Protocol là một giao thức phát hành token trên mạng lưới Bitcoin, được tạo ra bởi Casey - người sáng lập Bitcoin Ordinal. Dự kiến giao thức RUNE sẽ ra mắt sau sự kiện halving vào tháng 4 năm 2024.

Mục tiêu của Rune:

  • Giao thức Runes ra đời để giải quết các hạn chế của BRC-20
  • BRC-20 dựa vào dữ liệu off-chain, còn Runes loại bỏ nhu cầu đó vì nó hoàn toàn on-chain.
  • Các dự án BRC-20 trong một số trường hợp yêu cầu native token, Runes thì không.

So sánh Runestone & RSIC

Giống nhau:

  • Cả hai dự án đều liên quan đến Rune protocol
  • Cả 2 đều airdrops cho người dùng.

Khác nhau:

Runstone

Image
  • Runestone, dự án Bitcoin Ordinals được hậu thuẫn bởi Leonidas - OG NFT và anh cũng là nhà sáng lập của dự án ord_io.
  • Runestone là một tác phẩm nghệ thuật 3D đồng nhất, 112,3 nghìn viên đá không có độ hiếm.
  • Nguồn cung: TBD. MarketCap (hiện tại) - 390 triệu USD
  • Runestone là đợt airdrop lớn nhất từ ​​trước đến nay với hơn 112.383 địa chỉ đủ điều kiện. ( Bạn cần phải nắm giữ ít nhất 3 NFTs Inscription ở block 826.600)
  • Nếu bạn hold Runestone cho đến BTC Halving bạn sẽ nhận được airdrop RUNE.
  • Runes có khả năng tạo ra memecoin thuộc top 5 toàn cầu.

RSIC

Image
  • Rune coin hay thường được gọi là RSIC (Rune Specific Inscription Circuits) là hệ thống phân phối Rune ngang hàng (peer-to-peer).
  • Tất cả RSIC đều là chữ khắc (inscription). Có thể coi RSIC là công cụ khai thác Rune. Việc khai thác này sẽ kết thúc vào thời điểm Halving, tất cả token sẽ được mine.
  • Supply: 21B, MarketCap (hiện tại) - 160 triệu USD.
  • Vào tháng 1/2024, team RSIC đã airdrop 21.000 RSIC cho 9.211 ví nắm giữ top 9 bộ sưu tập ordinals hàng đầu như NodeMonkey, OMB, Puppets, Frogs…
  • Bạn giữ RSIC càng lâu thì airdrop của bạn càng lớn. Nếu bạn bán RSIC của mình trước Bitcoin halving, bạn vẫn nhận được một airdrop dựa trên thời gian bạn giữ nó.
  • RSIC có thể tiếp tục khai thác các khối sau khi BTC Halving, đóng vai trò là giàn khai thác trong tương lai.

Tóm lại:

Cả hai dự án này đều vô cùng sáng tạo và mang lại giá trị cho người dùng trên mạng BTC. Mỗi dự án đều có ưu và nhược điểm riêng. Bạn nên hiểu sự khác biệt trước khi đầu tư.

Bài viết này chỉ mang tính chất so sánh. Tùy vào khẩu vị đầu tư và độ chấp nhận rủi ro của mỗi người mà chọn lựa dự án phù hợp.

Share this post

Related Posts