/ 10 min read

Nhìn lại quá khứ và lịch sử hình thành của lĩnh vực NFT từ công nghệ Blockchain

Quilix
Quilix ₿itxel $aturn
On this page
Nhìn lại quá khứ và lịch sử hình thành của lĩnh vực NFT từ công nghệ Blockchain

Tìm hiểu về lịch sử của NFT, nhìn lại quá khứ hình thành của ngành công nghiệp này cho đến vị thế tỉ độ như hiện nay.

NFT hay "Non-fungible tokens", đã trở thành một trong những từ khóa nổi bật nhất trong ngành công nghiệp công nghệ và tài chính trong năm qua. Bắt nguồn từ Blockchain, NFT đã mở ra một thế giới mới mẻ về việc sở hữu số, tạo ra vô số cơ hội mới cho nghệ sĩ, nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Trong bài viết này, hãy cùng NFT.vn tìm hiểu về lịch sử của NFT, để nhìn lại quá khứ hình thành của ngành công nghiệp này cho đến vị thế tỉ độ như hiện nay.

Tổng quan lịch sử hình thành của NFT

NFT ra đời từ nền tảng của công nghệ Blockchain, giống như đồng tiền mã hoá đầu tiên, Bitcoin, được giới thiệu rộng rãi vào năm 2008. Tuy nhiên, khái niệm về NFT chỉ bắt đầu thu hút sự chú ý rộng rãi sau sự ra mắt thành công ngoài mong đợi của NFT CryptoKitties vào năm 2017.

Sức hấp dẫn thực sự của NFT không chỉ dừng lại ở việc sở hữu các tác phẩm kỹ thuật số. NFT bắt đầu được định hình như một cách thức mới, bảo mật và minh bạch để nhà sáng tạo, nghệ sĩ có thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ.

Năm 2020, nghệ sĩ kỹ thuật số (Digital Artist) Beeple đã bán tác phẩm "Everydays: The First 5000 Days" của mình trên nền tảng Christie's, trong một phiên đấu giá NFT. Tác phẩm này đã bán với giá 69 triệu đô la Mỹ, giúp cho Beeple trở thành một trong những nghệ sĩ đương thời sở hữu tác phẩm nghệ thuật có giá trị nhất trên thế giới.

Từ thời điểm đó, ngành công nghiệp NFT đã trưởng thành hơn với nhiều ứng dụng tiềm năng khác như trong cuộc sóng như âm nhạc, thể thao và thậm chí trong ngành bất động sản và các loại tài sản số.

NFT đầu tiên trên Bitcoin

Quantum, một NFT được tạo ra vào năm 2014 bởi nghệ sĩ New York Kevin McCoy trên blockchain của Namecoin, thường được coi là NFT đầu tiên trong lịch sử. Nhưng ít người biết rằng, dù là một trong những NFT cổ nhất, Quantum không phải là NFT đầu tiên nếu xét về mặt kỹ thuật.

Quantum NFT thường được nhiều người biết là NFT đầu tiên của ngành công nghiệp NFT.

NFT đầu tiên chính là Colored Coins, được thiết kế trên mạng Bitcoin vào năm 2012. Colored Coins là một dự án thử nghiệm được tạo ra trên mạng Bitcoin để khám phá ý tưởng của Non-Fungible Tokens (Các token không thể hoán đổi).

Nhiều bài báo và White Paper đã phân tích về khả năng của Colored Coins và khen ngợi tác phẩm này như một thành tựu đặc biệt vì khác biệt so với giao dịch Bitcoin thông thường. Vì được tạo ra trên mạng Bitcoin, Colored Coins gặp những hạn chế kỹ thuật do ngôn ngữ script của Bitcoin đòi hỏi sự đồng thuận đầy đủ về mặt giá trị.

Colored Coin mới là tác phẩm NFT đầu tiên.
"Ví dụ, có 3 người đồng ý rằng 100 Colored Coins đại diện cho 100 cổ phần của công ty. Nếu chỉ cần một người tham gia quyết định họ không còn xem xét Colored Coins như là đại diện cho cổ phần công ty, toàn bộ hệ thống sẽ sụp đổ."

Tuy nhiên, Colored Coins đã thành công trong việc thúc đẩy sự đổi mới và đặt nền móng cho NFT. Các dự án nổi tiếp như Counterparty (tạo nguồn tài sản và sàn giao dịch phi tập trung) đã củng cố tiềm năng cho việc đưa tài sản thế giới thực lên sổ cái phân tán. Song, rõ ràng các nhà phát triển cần một blockchain linh hoạt hơn để thể hiện đầy đủ tiềm năng của NFT.

Cuộc cách mạng NFT trên Ethereum

Khi mạng Ethereum được ra mắt vào tháng 7/2015 và giới thiệu ngôn ngữ có thể lập trình thông qua hợp đồng thông minh (Smart Contract), cuối cùng, các nhà phát triển đã có một nền tảng khả thi để phát triển những dự án NFT.

Một trong những NFT đầu tiên trên mạng Ethereum là Etheria, một thế giới ảo isometric nơi người chơi có thể sở hữu các ô đất, trồng trọt và xây dựng trên đó. Dự án được tạo ra từ năm 2015 và kể từ đó đã trở thành một NFT đặc biệt vì là một phần của lịch sử Ethereum.

Etheria là NFT Ethereum đầu tiên.

Năm 2017, cộng động tiền điện tử tiếp tục chứng kiến sự xuất hiện của những dự án NFT đáng chú ý như CryptoPunks, MooncatsCryptoKitties, mà hiện nay tất cả các dự án này đã trở thành những biểu tượng khi nhắc đến lĩnh vực NFT.

Các tiêu chuẩn NFT đầu tiên

Cũng vào khoảng thời gian này, các tiêu chuẩn token nhằm phát triển NFT bắt đầu hình thành.

Trước đó, hầu hết các token có thể đổi được trên Ethereum sử dụng tiêu chuẩn ERC-20 (ERC là viết tắt của Ethereum Request for Comment). Tiêu chuẩn ERC-20 hoạt động tốt cho nhiều chức năng trên Ethereum được sử dụng để xây dựng các loại non-fungible token, nhưng nó không phù hợp để tạo ra các token mang tính đôc nhất.

ERC-20 là một trong các tiêu chuẩn NFT đầu tiên.

Vào tháng 9/2017, Dieter Shirley, một nhà phát triển trên Github, đề xuất ERC-721 nhằm tiêu chuẩn hóa các chuẩn token có tính độc nhất. Đề xuất này nhằm mục đích cải thiện các phiên bản trước đó như hiệu suất phí gas và cho phép blockchain nhận biết các token không thể thay tyế.

Cũng trong đề xuất này, thuật ngữ "NFT" được đề xuất lần đầu tiên. Tiêu chuẩn mới này sau đó sẽ được sử dụng bởi CryptoKitties, dự án đầu tiên triển khai ERC-721. Sau hiệu ứng CryptoKitties, nhiều dự án NFT đã tiếp tục và áp dụng tiêu chuẩn ERC-721.

Giải thích nhanh về ERC-721 và ERC-1155:


Trước khi ERC-721 được tạo ra, các NFT cũ như CryptoPunks được xây dựng trên một dạng của ERC-20 hoặc các tiêu chuẩn token hỗn hợp. ERC-721 đã trở thành tiêu chuẩn NFT phổ biến nhất, nhưng vào năm 2018, một tiêu chuẩn NFT thay thế khác được biết đến là ERC-1155 cũng đã được ra mắt.
Đặc điểm của ERC-1155 khá đơn giản: Tiêu chuẩn này kết hợp các chức năng của cả ERC-20 và ERC-721 vào một tiêu chuẩn NFT, đồng thời khắc phục một số khuyết điểm tự nhiên từ ERC-721, như việc tiêu thụ phí gas cao.
Do đó, ERC-1155 có hiệu quả gas cao, đặc biệt là khi thực hiện chuyển gộp. Ví dụ, nó có thể xử lý 10 NFT trong 1 giao dịch, so với ERC-721 cần 10 giao dịch riêng lẻ để chuyển 10 NFT. Tuy nhiên, sự đối tráo chính là lịch sử sở hữu cho các token ERC-1155 khó theo dõi hơn do cách nó được lập trình.
Cả hai tiêu chuẩn đều có ưu và nhược điểm của mình và được thiết kế cho các loại tài sản khác nhau. Đáng chú ý, ERC-1155 thường được xem xét là một tiêu chuẩn có thể đổi một phần vì nó cho phép giao diện hợp đồng thông minh đồng thời đại diện và kiểm soát cả token loại ERC-20 và ERC-721. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên, cho phép tài sản không thể đổi được đặt thành token và được xác minh trên blockchain.

Hiệu ứng NFT trên các Blockchain

Các blockchain là sân chơi cộng đồng ccủa ho các ứng dụng phi tập trung (dApps). Ai cũng có thể tạo ra bất cứ điều gì trên các mạng blockchain, điều này cũng có nghĩa là không có yêu cầu hoặc tiêu chuẩn token cụ thể.

ERC-721 và ERC-1155 là ví dụ rõ ràng về các tiêu chuẩn NFT khác nhau trên Ethereum. Tuy nhiên, blockchain là một thế giới đa chuỗi, mỗi chuỗi khối khác nhau lại có các thông số kỹ thuật riêng biệt dành cho NFT.

Dưới đây là một số ví dụ minh họa về các tiêu chuẩn NFT và dự án NFT tiêu chuẩn trên các blockchain.

1/ Blockchain: Ethereum

  • Tiêu chuẩn token: ERC-721, ERC-1155, ERC-998
  • Dự án NFT tiêu biểu: CryptoPunks (Bộ sưu tập), Ethereum Name Service (Tên miền), CryptoKitties (Bộ sưu tập NFT có thể nhân bản).

2/ Blockchain: Binance Smart Chain

  • Tiêu chuẩn token: BEP-721, BEP-1155
  • Dự án NFT tiêu biểu: CryptoDoggies (Meme NFT với cơ chế Burn), Plant vs Undead (Game), Cryptoblades (Game).

3/ Blockchain: Binance Smart Chain

  • Tiêu chuẩn token: Metaplex (SPL)
  • Dự án NFT tiêu biểu: Degen Ape Academy (Bộ sưu tập), Aurory (Game), Frakt (NFT nghệ thuật)

3/ Blockchain: Tezos

  • Tiêu chuẩn token: FA2 (TZIP-12)
  • Dự án NFT tiêu biểu: Pupila Dilatada (Bộ sưu tập nghệ thuật), Neonz (Bộ sưu tập), The Rise of Planet Doja (Vé kỹ thuật số)

Bạn có thể đang tự đặt câu hỏi liệu có thể kết nối và chuyển những NFT này giữa các blockchain khác nhau hay không. Nhờ vào công nghệ Omnichain, tiêu biểu là LayerZero, giờ đây việc luân chuyển các NFT giữa các blockchain trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Quy mô hiện tại của lĩnh vực NFT

Ngành công nghiệp NFT đang đón nhận vô vàn sự đổi mới. Các trường hợp sử dụng mới xuất hiện mỗi ngày, mở rộng khả năng về những gì chúng ta có thể làm được với NFT. Tuy nhiên, việc phân loại ngành công nghiệp NFT một cách chính xác là khó khăn vì nó có nhiều định nghĩa khác nhau.

Đối với NFT sẽ có các các trường hợp ứng dụng khác nhau cho từng loại, không ràng buộc theo cơ sở hạ tầng của NFT. Dựa trên cách tiếp cận này, chúng ta có thể phổ biến chia lĩnh vực thành 8 thể loại NFT chính thức:

  1. Nghệ thuật
  2. Âm nhạc
  3. Bộ sưu tập
  4. Game
  5. Thể thao
  6. Metaverse
  7. Tiện ích
  8. Tài chính

NFT sưu tầm là phần lớn nhất và thường có giá đắt hơn các loại hình NTF khác. Tính đến ngày 25/10/2021, 7 trong số 10 NFT hàng đầu trên CryptoSlam là đồ sưu tập, đạt tổng doanh số bán hàng trên 3 tỷ đô la Mỹ.

Một cách chúng ta có thể ước lượng quy mô thị trường NFT là tính tổng doanh số bán NFT trên các sàn giao dịch cho mỗi chuỗi. Đến ngày 25 tháng 10 năm 2021, tổng doanh số bán NFT trên tất cả các chuỗi là 12,3 tỷ đô la Mỹ.

Tổng kết

Quá trình hình thành và phát triển của NFT vẫn còn rất mới mẻ, và vẫn còn nhiều khả năng tiềm ẩn chưa được khám phá. Tuy nhiên, sự thành công của các dự án như CryptoKitties, và việc các nghệ sĩ như Beeple bắt đầu sử dụng nền tảng này để bán tác phẩm của mình đã cho thấy tiềm năng không thể phủ nhận của NFT. Nhưng chỉ có thời gian mới cho chúng ta biết được ngành công nghiệp NFT sẽ phát triển như thế nào trong tương lai.

NFT.vn

Share this post

Related Posts