/ 13 min read

Tìm hiểu Music NFT: Những điều bạn cần biết về xu hướng mới của nền công nghiệp âm nhạc hiện đại

Quilix
Quilix ₿itxel $aturn
On this page
Tìm hiểu Music NFT: Những điều bạn cần biết về xu hướng mới của nền công nghiệp âm nhạc hiện đại

Tổng quan về Music NFT. Những điều bạn cần biết về xu hướng mới của nền công nghiệp âm nhạc hiện đại.

NFT Music đang chứng kiến sự bùng nổ và sự đổi mới trong ngành công nghiệp âm nhạc. Bài viết này của NFT sẽ khám phá cách mà công nghệ NFT sẽ làm thay đổi ngành công nghiệp âm nhạc trong tương lai.

Từ việc tạo ra cơ hội mới cho nghệ sĩ đến trải nghiệm độc đáo cho người nghe, hãy cùng NFT.vn tìm hiểu những khía cạnh tiềm năng của NFT trong lĩnh vực âm nhạc.

Music NFT là gì?

NFT Music là một dạng của NFT (Non-Fungible Token), ứng dụng công nghệ blockchain để tạo ra các sản phẩm âm thanh có tính độc nhất và không thể thay thế, chỉnh sửa nếu không có sự cho phép của người tạo ra NFT đó.

NFT Music (NFT âm nhạc) là gì?

Trong ngữ cảnh của âm nhạc, NFT Music đại diện cho quyền sở hữu của một bản nhạc hoặc tác phẩm âm nhạc cụ thể. Mỗi NFT Music là duy nhất và không thể sao chép, cho phép người sở hữu kiểm soát và chia sẻ tác phẩm của họ trên nền tảng blockchain.

Sự khác biệt giữa Music NFT và các bản nhạc truyền thống

Sở hữu và bản quyền

  • Music NFT: Người mua sở hữu một phần sáng tạo âm nhạc dưới dạng token không thể thay thế, có thể có thông tin về người sáng tạo, ngày phát hành và các metadata khác gắn liền với token.
  • Âm nhạc Truyền thống: Người nghe không sở hữu bản nhạc mà chỉ có quyền truy cập để nghe hoặc tải xuống thông qua việc mua bản quyền hoặc qua dịch vụ streaming.

Phân phối và thu nhập

  • Music NFT: Phân phối trực tiếp từ nghệ sĩ đến người hâm mộ thông qua thị trường NFT, có thể tái bán và nghệ sĩ có thể nhận được phần trăm từ mỗi lần giao dịch sau.
  • Âm nhạc Truyền thống: Phân phối qua các công ty ghi âm, nhãn hiệu và nền tảng streaming, và nghệ sĩ thường nhận một phần nhỏ từ thu nhập ghi âm và streaming.
Sự khác biệt giữa Music NFT và âm nhạc truyền thống.

Tương tác và trải nghiệm người dùng

  • Music NFT: Tạo ra sự tương tác và trải nghiệm mới mẻ cho người hâm mộ, họ có thể sở hữu một tác phẩm độc nhất và thậm chí tham gia vào thị trường sôi động của NFT.
  • Âm nhạc Truyền thống: Tương tác giới hạn ở việc tiêu dùng nội dung và tham gia cộng đồng người hâm mộ thông qua các sự kiện hoặc mạng xã hội.

Tính độc quyền và khả năng tùy chỉnh

  • Music NFT: Có khả năng cung cấp nội dung độc quyền và tùy chỉnh, ví dụ nghệ sĩ có thể bán NFT như vé vào sự kiện đặc biệt hoặc phát hành nội dung có giới hạn.
  • Âm nhạc Truyền thống: Thường được phát hành cho mọi người với ít khả năng cung cấp sản phẩm độc quyền.

Nhìn chung, Music NFT mang lại một khuôn khổ mới cho việc sáng tạo, phân phối và sở hữu âm nhạc, trong khi âm nhạc truyền thống vẫn dựa trên các mô hình đã được thiết lập từ trước.

Nghệ sĩ có lợi ích gì khi ứng dụng NFT Music?

Các nghệ sĩ có thể tận dụng hệ thống sở hữu dựa trên blockchain bằng cách tạo NFT cho bài hát của họ và bán chúng qua thị trường dựa trên blockchain.

Khi một nghệ sĩ "mint" các tác phẩm âm nhạc của mình thành NFT, thông tin về người sáng tạo và thời gian sáng tạo được ghi nhận vĩnh viễn, đảm bảo quyền truy cập mãi mãi cho người mua.

Sau đây là 1 số lợi ích mà nghệ sĩ nhận được khi ứng dụng NFT Music:

Nghệ sĩ có lợi ích gì khi ứng dụng NFT Music?

NFT Music tạo cơ hội mới cho nghệ sĩ

    • Tạo và bán phiên bản số của tác phẩm âm nhạc.
    • Tạo thu nhập cho nghệ sĩ.
    • Mang lại trải nghiệm tương tác cho người hâm mộ.

NFT Music củng cố mối liên kết giữa nghệ sĩ và người hâm mộ

    • Xây dựng mối liên kết trực tiếp.
    • Loại bỏ nhu cầu về bên trung gian.
    • Tăng cường quyền lợi cho người sở hữu NFT, vượt ra ngoài tính năng nghe nhạc độc quyền.

NFT như vé tham dự sự kiện

    • Nghệ sĩ sử dụng NFT làm vé cho sự kiện trực tiếp của họ.
    • Tăng sự thoải mái cho người nghe, không lo mất vé.
NFT Music còn được ứng dụng để sản xuất vé sự kiện kỹ thuật số.
Đặc biệt nhất, NFT âm nhạc mở ra cơ hội cho nghệ sĩ nhận được sự công bằng về "Tài Chính".

Theo một báo cáo của Fortune, doanh thu thường được chia đôi giữa nghệ sĩ và các bên khác như hãng đĩa, đại diện, luật sư, phân phối và các "cổ đông" khác trong các tác phẩm âm nhạc của nghệ sĩ.

Trên các nền tảng streaming phổ biến hiện nay, nghệ sĩ còn gặp bất lợi hơn; lấy ví dụ như Spotify, chỉ có 0.8% nghệ sĩ hàng đầu kiếm được hơn 50,000 đô-la từ việc streaming bài hát của họ.

Phân loại Music NFT phổ biến

Sau đây, hãy cùng NFT.vn xem qua một số thể loại và phong cách Music NFT phổ biến.

  1. NFT Bản Quyền Âm Nhạc: Token chứa quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một bài hát hoặc tác phẩm âm nhạc, cho phép người sở hữu truy cập vào bản nhạc độc quyền.
  2. NFT Phiên Bản Giới Hạn: Các bản phát hành music NFT có số lượng hạn chế, tạo ra sự khan hiếm và tăng giá trị cho người sở hữu.
  3. NFT Âm Nhạc Liên Kết Trải Nghiệm: Token hứa hẹn các trải nghiệm đặc biệt bên ngoài việc nghe nhạc, như tương tác với nghệ sĩ qua hình thức gặp gỡ ảo hoặc phòng chờ hậu trường.
Một số loại hình NFT Music phổ biến.
  1. NFT Remix và Mẫu Âm Thanh: Phiên bản NFT cho phép người sở hữu sử dụng các đoạn âm nhạc hoặc mẫu âm thanh từ nghệ sĩ để tạo nhạc mới hay remixes.
  2. Autograph NFTs: Người hâm mộ có thể sở hữu chữ ký kỹ thuật số dạng NFT từ các nghệ sĩ, band nhạc, hay nhạc sĩ mà họ yêu thích.
  3. Digital Art Liên Quan đến Âm Nhạc: Tất cả tác phẩm kỹ thuật số như bìa album, bài hát, album,... có thể được chuyển hóa thành NFT để bán trên các thị trường mở.
  4. Ticket NFT: Sử dụng làm vé cho các sự kiện âm nhạc trực tiếp hoặc online, giúp giảm gian lận và tiện lợi hơn vé giấy truyền thống.
  5. Video NFT: Video buổi hòa nhạc và bài hát có thể trở thành NFT để bán, lưu giữ khoảnh khắc hay đầu tư mua đi bán lại.

Music NFT sẽ tác động như thế nào đến ngành công nghiệp âm nhạc?

Nguồn doanh thu mới dành cho các nghệ sĩ

Hiện tại, các nghệ sĩ khó đạt được lợi nhuận đáng kể trên các nền tảng phát nhạc trực tuyến.

Theo ước tính, một lượt phát trực tuyến trên Spotify trị giá khoảng $0.004 USD được trả cho nghệ sĩ, nghĩa là 1 triệu lượt phát chỉ đem lại nguồn doanh thu $4000 USD.

Điều này mang lại nguồn doanh thực sự không đáng kể dành cho các nghệ sĩ, nhưng đối với Music NFT đó lại là 1 vấn đề khác. Các nghệ sĩ có thể phát hành tác phẩm âm nhạc của mình dưới dạng một bộ sưu tập NFT với giá giả sử chỉ vài chục đô.

Cách Music NFT thay đổi thị trường âm nhạc truyền thống.

Tuy nhiên, nếu số lượt nghe nhiều đồng nghĩa với lượng phí bản quyền thu được sẽ rất lớn. Điều này sẽ tạo ra một nguồn doanh thu thụ động lớn dành cho các nghệ sĩ.

Đầu tư vào các nghệ sĩ

Trong quá khứ, nghệ sĩ âm nhạc thường phải phụ thuộc vào công ty và nhãn hiệu để phát hành sản phẩm, khiến họ có nguy cơ rơi vào những kế hoạch và định hướng không mong muốn từ phía công ty.

Việc gọi vốn từ cộng đồng hâm mộ trước đây vốn khó khăn và thường chỉ dựa vào niềm đam mê chứ không mang lại lợi nhuận.

Tuy nhiên, với sự ra đời của Music NFT, cơ hội đầu tư vào nghệ sĩ mới nổi và kiếm được lợi nhuận trong tương lai đã trở nên khả thi, giúp người hâm mộ không chỉ hỗ trợ nghệ sĩ yêu thích mà còn có thể đắc lợi từ việc đầu tư sớm vào tài năng ẩn giấu của các nghệ sĩ, tạo ra mối quan hệ gần gũi hơn giữa nghệ sĩ và người hâm mộ, tương tự như việc mua sắm cổ phiếu trong các công ty khởi nghiệp.

NFT Music giúp fan hâm mộ đầu tư vào các nghệ sĩ tiềm năng.

Cộng đồng người hâm mộ

Music NFT đang xóa đi khoảng cách mà thị trường âm nhạc truyền thống tạo ra giữa nghệ sĩ và người hâm mộ.

Nhờ khả năng tiếp cận trực tiếp, nghệ sĩ có thể tạo dựng cộng đồng riêng và kết nối sâu sắc với những người ủng hộ họ. Phương thức phân quyền này không chỉ mở ra cơ hội đầu tư mà còn khuyến khích sự tham gia tích cực của người hâm mộ vào sự nghiệp của các nghệ sĩ.

Music NFT đang biến đổi hình thức quan hệ giữa nghệ sĩ và người hâm mộ, xây dựng nên những mối liên kết chặt chẽ.

Nghệ sĩ có thể tạo dựng cộng đồng riêng và kết nối sâu sắc với những người ủng hộ họ thông qua Music NFT.

Sự tham gia của các nghệ sĩ truyền thống

Steve Aoki - DJ, nhà sản xuất âm nhạc điện tử hàng đầu - Người ủng hộ nhiệt thành cho tổ chức Save The Music, đã tạo nên một bước ngoặt mạnh mẽ trong sự nghiệp với việc phát hành album NFT "Dream Catcher" đầu tay, kết quả mỹ mãn với doanh thu từ phiên đấu giá lên tới 4,25 triệu đô la.

Những tên tuổi lớn trong ngành âm nhạc như The Weeknd, Eminem và Snoop Dogg cũng đã ghi dấu ấn của mình trong lĩnh vực Music NFT, đều sở hữu những bản bán hàng ấn tượng với doanh thu vượt mốc 7 chữ số, mở rộng ranh giới giữa âm nhạc và công nghệ blockchain.

Một số dự án NFT Music tiêu biểu

3LAU - Ultraviolet NFT Album

  • 11 triệu USD
  • 3LAU, tên thật Justin Blau, là một trong những người tiếp nhận sớm nhất của NFT âm nhạc, bán NFT đầu tiên vào mùa thu năm 2020.
  • Bộ sưu tập 'Ultraviolet' gồm 33 NFT, thu về 11.7 triệu USD vào tháng 2 năm 2021.
3LAU - Ultraviolet NFT Album được bán với giá 11 triệu USD dưới định dạng Music NFT.

Grimes - WarNymph Collection, Vol. 1

  • 6 triệu USD
  • Thông qua sàn giao dịch NFT Nifty Gateway, Grimes kiếm được gần 6 triệu USD chỉ trong 20 phút, bán 10 tác phẩm nghệ thuật số độc quyền kèm theo các bài hát gốc.

Jacques Greene - Promise

  • 13 ETH (tháng 2/2021)
  • Hãng LuckyMe công bố việc Jacques Greene đấu giá quyền xuất bản ca khúc single mới "Promise". Ca khúc được bán với giá 13 ETH.

Steve Aoki - Dream Catcher

  • 4.5 triệu USD
  • Tháng 3 năm 2021, DJ/producer Steve Aoki ra mắt bộ sưu tập NFT đầu tay "Dream Catcher" qua sàn giao dịch Nifty Gateway, thu về 4.5 triệu USD.
Steve Aoki là nghệ sĩ EDM thành công với tác phẩm NFT Music 'Dream Catcher'.

Kings of Leon - When You See Yourself

  • 820 ETH (khoảng 1.4 triệu USD vào thời điểm tháng 3/2021)
  • Ban nhạc Kings of Leon phát hành album mới "When You See Yourself" dưới dạng NFT qua nền tảng YellowHeart, kiếm được 820 ETH.

Tổng hợp những nền tảng giao dịch NFT music phổ biến nhất

Sound.xyz

  • Sound.xyz là thị trường Music NFT cho việc mua bán âm nhạc dưới dạng NFT.
  • Hỗ trợ nghệ sĩ qua sự kiện ra mắt sản phẩm mới, mở cửa cho fan ủng hộ nghệ sĩ.
Nền tảng giao dịch Music NFT, Sound.xyz

Royal

  • Royal, do Justin Blau (3LAU) và Justin Ross thành lập, mở rộng quyền sở hữu âm nhạc cho người hâm mộ.
  • Cho phép người hâm mộ đầu tư và thu lợi từ bản quyền, nghệ sĩ quyết định mức thu cho sản phẩm.
Nền tảng giao dịch Music NFT, Royal.

Audius

  • Audius là nền tảng streaming nhạc phi tập trung, sử dụng blockchain để phân quyền ngành công nghiệp âm nhạc.
  • Kết nối trực tiếp nghệ sĩ và người hâm mộ, loại bỏ trung gian, nghệ sĩ sở hữu bản quyền và quyết định cách kiếm tiền.
Nền tảng giao dịch Music NFT, Audius.

Tổng kết

NFT Music không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong ngành công nghiệp âm nhạc mà còn mở ra những cơ hội mới cho nghệ sĩ và người hâm mộ.

Hiện nay, nguồn doanh thu từ phát nhạc trực tuyến vẫn là một thách thức, với ước tính chỉ khoảng $0.004 USD cho mỗi lượt phát trên Spotify. Ngược lại, Music NFT mang đến nguồn thu nhập đáng kể cho nghệ sĩ thông qua việc phát hành tác phẩm dưới dạng NFT.

Điều này đã tạo ra những mô hình kinh doanh mới, với một số tác phẩm bán đấu giá với giá trị đáng kể, như album "Dream Catcher" của Steve Aoki đạt 4.25 triệu đô la. Sự tham gia của nghệ sĩ nổi tiếng như The Weeknd, Eminem và Snoop Dogg đã chứng minh rằng Music NFT đang thay đổi cách ngành công nghiệp âm nhạc tương tác và tạo ra giá trị đối với cả nghệ sĩ và người hâm mộ.

NFT.vn

Share this post

Related Posts