Trong lĩnh vực tiền điện tử, “staking” là một hình thức kiếm thu nhập thụ động. Staking NFT là một cách khác để kiếm thu nhập thụ động bằng cách tạo ra phần thưởng. Bài viết này sẽ giải thích cách hoạt động của staking NFT!
NFT Staking đề cập đến việc khóa NFT trên nền tảng hoặc giao thức để đổi lấy phần thưởng đặt cược và các lợi ích khác. Staking NFT cho phép chủ sở hữu kiếm được thu nhập thụ động từ việc nắm giữ NFT của họ trong khi vẫn duy trì quyền sở hữu.
NFT Staking mở ra cơ hội mới cho người sưu tập có thể kiếm tiền từ bộ sưu tập NFT của họ. Bằng cách khóa NFT vào các giao thức tài chính phi tập trung (Defi), chủ sở hữu NFT có thể kiếm được thu nhập thụ động thông qua lợi nhuận đặt cược do giao thức Defi cung cấp.
NFT Staking hoạt động giống như việc bỏ tiền vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng. Tiền của người dùng bị khóa trong một khoảng thời gian và người dùng kiếm được tiền lãi từ khoản đầu tư của mình.
Trước khi tham gia Staking NFT, người dùng yêu cầu phải có ví điện tử để lưu trữ NFT tương tự như khi người dùng muốn Staking với Ethereum hoặc Solana. Ngoài ra, cũng giống như tiền điện tử không phải tất cả NFT đều có thể đem đi Staking. Mỗi bộ sưu tập có tiện ích Staking NFT hay không tùy thuộc vào mục đích cũng như vai trò mà đội ngũ phát triển hướng đến cộng đồng của mình.
Để tham gia vào Staking NFT, người dùng sẽ khóa NFT của mình vào Smart Contact của nền tảng Staking. Các nền tảng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau nhưng tiêu chí quan trọng nhất là độ hiếm. Đây là một tiêu chí dễ hiểu vì NFT càng hiếm thì giá trị của nó sẽ được đánh giá càng cao. Điều này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến APY cũng như phần thưởng của các NFT đã Staking khi một NFT hiếm nhận được nhiều phần thưởng hơn so với một NFT ít hiếm hơn.
Phần thưởng mà chủ sở hữu NFT có thể nhận được khi Staking NFT tùy thuộc vào nền tảng được sử dụng và loại NFT Staking. Phần lớn các nền tảng cho phép người dùng Staking NFT và nhận được phần thưởng là APR tính theo năm.
Phần thưởng Staking thường được phát hành dưới dạng mã thông báo gốc của dự án và được niêm yết trên các sàn giao dịch để người dùng có thể đổi lấy tiền điện tử khác. Tuy nhiên cũng có một số bộ sưu tập như Moonbird cung cấp phần thưởng dưới dạng hiện vật như: Quần/ áo vật lí,...
Ngoài ra, một số nền tảng triển khai mô hình DAO có thể cho phép người dùng Staking NFT của họ để tham gia quản trị nền tảng và bỏ phiếu cho các đề xuất trong tương lai. Sau đó, những người nắm giữ NFT có thể đóng một vai trò tích cực trong cộng đồng và có tiếng nói trong cách dự án với các kế hoạch phát triển hoặc các quyết định nhất định của dự án.
Hãy xem xét những ưu và nhược điểm của việc Staking NFT để xem đó có phải là quyết định phù hợp không nhé.
NFT Staking là một cách tuyệt vời để kiếm thêm thu nhập thụ động từ các NFT nhàn rỗi. NFT Staking cũng tạo ra các trường hợp sử dụng mới cho NFT có lợi cho những người nắm giữ. Mặc dù khái niệm này vẫn còn mới nhưng sự phát triển liên tục trong không gian có thể sẽ khuyến khích nhiều người nắm giữ tham gia hơn. Trên đây là tất cả thông tin mình muốn cung cấp về NFT Staking, hi vọng mọi người đã nhận được những kiến thức thú vị.