/ 5 min read

Các casestudy về quyền sở hữu trí tuệ IP NFT

On this page
Các casestudy về quyền sở hữu trí tuệ IP NFT

Những mặt tích cực và tiêu cực trong từng hình thức phát triển IP.

Tiếp nối bài viết tổng quan về quyền sở hữu trí tuệ hay IP NFT thì trong bài viết này sẽ nêu rõ cụ thể từng ví dụ về những dự án đang và đã phát triển thành công IP thương hiệu của mình, cũng như những mặt tích cực và tiêu cực trong từng hình thức phát triển IP.

Quyền IP cho chủ sở hữu

Tích cực:

  • Tăng nhận diện thương hiệu
  • Giá trị của NFT được tăng lên nhờ các dự án sử dụng quyền IP thành công
  • Holders có quyền quyết định hướng đi của thương hiệu cá nhân thay vì công ty
  • Trao quyền sáng tạo cho chủ sở hữu
  • Đưa NFT đến với mainstream

Tiêu cực:

Thiếu kiểm soát: Ai đó sở hữu IP có thể chế tác ra những nội dung thô tục, bạo lực, ko phù hợp văn hóa ⇒ ảnh hưởng xấu đến thương hiệu

Casestudy #1: Okay Bears

"OKB - IP Rights = You own your NFT, You own the rights"

Nếu bạn sở hữu OKB - Bạn sẽ được quyền sở hữu toàn diện quyền IP: từ sử dụng thương mại, đến fractional (chia nhỏ NFT), quyền phái sinh, đến forking.

Casestudy #2: Yugalabs

Mô hình IP của BAYC cung cáp cho chủ sở hữu quyền kiếm tiền từ NFT của họ. Điều này cho phép chủ sở hữu xây dựng thương hiệu của riêng họ bằng cách sử dụng IP do công ty tạo ra. Họ có thể đa dạng hóa nguồn doanh thu bằng nhiều mô hình kinh doanh khác nhau như: bán merch, mở nhà hàng, cửa hàng, làm phim, MV,…..

IP sẽ được sở hữu bởi công ty - Chia sẻ lợi nhuận cho chủ sở hữu

Tích cực:

  • Mở rộng quy mô nhanh chóng
  • Đồng nhất hóa thương hiệu
  • Tạo ra thu nhập thụ động cho chủ sở hữu IP

Tiêu cực:

  • Bạn đang trao quyền IP và đặt niềm tin hoàn toàn vào team phát triển thương hiệu
  • Không được sáng tạo và quyết định mô hình kinh doanh
  • Không được xây dựng thương hiệu cá nhân thông qua NFT

Casestudy: Doodles

Doodles Co-Founder says 'We Are No Longer an NFT Project' • dGEN Network
  • Quyền IP của Doodles sẽ được sở hữu bởi Doodles, LLC. Mô hình IP này sẽ ngăn chặn các cá nhân và tổ chức kiếm tiền từ NFT của họ và thay vào đó sẽ cho phép họ kiếm doanh thu thụ động bằng cách cấp phép NFT của họ cho công ty. Nó cho phép holders có thể kiếm được thu nhập mà ko cần phải tốn công sức xây dựng mô hình kinh doanh mới.
  • Chủ sở hữu Doodle có thể sử dụng NFT của họ làm PFP hoặc bán các hàng hóa vật lí dưới 100.000 đô (nếu trên 100 nghìn đô la, holder cần phải làm việc với nhóm Doodles về các điều khoản cấp phép chính thức).
  • Ví dụ: 11/2021, một nhóm holders của Doodles đã đề xuất một dự án phái sinh có tên là Noodles cho. Dự án lấy cảm hứng từ phong cách nghệ thuật của Burnt Toast, là dự án phái sinh đầu tiên được phê duyệt chính thức thông qua Doodlebank.

CC0

CC0 là từ viết tắt của “Creative Commons Zero”, CC0 được ví như “IP Open Source” theo mô hình này, người sáng tạo sẽ từ bỏ tất cả các quyền đối với tác phẩm của họ. Điều đó đồng nghĩa với việc, cho phép người khác tự do toàn quyền sử dụng, chế tác lại tác phẩm gốc ngay cả với mục đích thương mại mà không cần phải có sự đồng ý của tác gỉa hoặc chia lợi nhuận nào cả. Đại diện cho sự bình đẳng, tự do,.. trong cộng đồng Web

Tích cực:

  • Bất cứ ai cũng có thể xây dựng ********
  • Miễn phí tiền bản quyền
  • Tự do sáng tạo và quyết định mô hình phái sinh, thương mại
  • Tăng nhận diện thương hiệu

Tiêu cực:

  • Thiếu kiểm soát: nhưng bên cạnh đó có nhiều dự án mang hình ảnh, thông điệp bạo lực, ko phù hợp văn hóa, thô tục,.. sẽ ảnh hưởng xấu đến dự án và cộng đồng
  • Gây bất mãn với holders vì ko có utiliy
  • với CC0, sự tăng trưởng ồ ạt của các dự án phái sinh thực sự có thể làm giảm giá NFT , làm giảm chất lượng của dự án ban đầu….

Casestudy #1: Mfers

the story of mfers • rarity guides • community contributions

Mfers được thành lập bởi Sartoshi. Đay là một trong những CC0 NFT thành công nhất cho đến nay. Sartoshi trạo quyền kiểm soát Mfers cho cộng đồng .Với hàng loạt dự án phái sinh thành công như NFT stickmen đã bùng nổ với giá mint 0,7 ETH và FL:1,49 ETH và một số NFT có traits hiếm lên đến 11 ETH đã nâng tầm Mfers vốn được xem là meme NFT lên một tầm cao giá trị mới.

Casestudy #2:

Các bộ sưu tập như Nouns, Moonbirds, Cryptoadz, Cryptoteddies, ChainRunners, Mfers và Loot đã áp dụng thành công mô hình CC0, tạo ra nét “Văn hóa” đặc trưng cho dự án.

Share this post

Related Posts