China Daily, tờ báo tiếng Anh thuộc sở hữu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vừa công bố kế hoạch đầy tham vọng đối với NFT và Metaverse.
Trong một thông báo vào ngày 25/9 vừa qua, tờ China Daily, cơ quan truyền thông thuộc sở hữu của Ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã công bố kế hoạch đầu tư, phát triển một metaverse và NFT riêng biệt.
Quan trọng hơn, tờ báo đã dành một ngân sách "hùng hậu" để tìm kiếm một đối tác bên thứ ba cùng đồng hành trong kế hoạch này. Theo China Daily, nhà thầu này có thể là một công ty trụ sở tại Trung Quốc hoặc ở nước ngoài, với chuyên môn trong lĩnh vực blockchain. Cụ thể, tòa báo này cam kết trao thưởng lên đến 2,813 triệu nhân dân tệ (tương đương 390,000 USD) cho nhà thầu, đối tác nào có khả năng thiết kế một nền tảng NFT đáp ứng khả năng xử lý hơn 10,000 giao dịch mỗi giây (10.000 TPS).
Các nhà thầu quan tâm đến gói tài trợ này có thời hạn nộp đơn ứng cử đến ngày 17/10, sau khi được phê duyệt, họ sẽ cùng tham gia và phát triển nền tảng NFT của China Daily trong ba tháng tới. Mục tiêu của China Daily là cải thiện tầm ảnh hưởng về văn hóa Trung Quốc thông qua việc sử dụng các công nghệ như Metaverse, thực tế ảo (VR), tương tác thực tế ảo (AR), blockchain, NFTs, Big Data, Cloud Oracle và một số công nghệ tân tiến khác.
Trong thông báo trên, China Daily còn hé lộ về những tính năng của nền tảng NFT sắp tới, bao gồm cho phép đăng tải, hiển thị và quản lý bộ sưu tập số kỹ thuật số, hỗ trợ đa phương tiện và nhiều bộ sưu tập khác nhau, đây là những tính năng cơ bản "bắt buộc" nền tảng giao dịch NFT nào cũng phải có. Đặc biệt, tính năng định giá, đấu giá, khả năng thanh toán nhiều loại tiền tệ khác nhua và giới hạn thời gian giao dịch cũng sẽ được China Daily yêu cầu các bên đối tác phát triển và sớm tích hợp vào nền tảng NFT.
Ngoài việc phát triển nền tảng NFT riêng, China Daily cũng sẽ tìm hiểu và lựa chọn các nền tảng NFT phổ biến trong và ngoài nước, dựa trên mục tiêu và đối tượng khách hàng để phát hành thư viện số, đơn cử như các nền tảng giao dịch phổ biến như OpenSea, Rarible, SuperRare, Foundation,...
Đáng chú ý, quyết định này của Trung Quốc được công bố sau khi họ đã ban hành lệnh cấm đối với tất cả các hình thức giao dịch tiền mã hoá từ năm 2021. Mặc dù một số thực thể blockchain vẫn tiếp tục hoạt động trong nước, song các nhà phát triển vẫn thường đối mặt với sự kiểm tra, quản lý nghiêm ngặt từ Chính phủ và các cơ quan chức năng.
Bài viết liên quan: