NFTFi được biết đến như một trong những sự kết hợp tiềm năng nhất giữa công nghệ NFT và Defi, mang lại những cơ hội mới cho các nhà đầu tư và cả người sáng tạo trong lĩnh vực NFT.
Trước đây, NFT thường được coi là các tác phẩm nghệ thuật chỉ để sưu tập, nắm giữ hoặc sử dụng trong GameFi. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của thị trường NFT, người dùng ngày càng đặt nhiều yêu cầu hơn vào các tác phẩm này, không chỉ là sở hữu mà còn là sử dụng chúng để thực hiện các giao dịch tài chính phức tạp hơn.
Do đó, NFT Finance (NFTFi) đã ra đồi như một phản ứng tự nhiên, mang đến các dịch vụ tài chính đặc biệt nhằm tăng tính thanh khoản cho NFT. Hãy cùng khám phá thêm về NFT Finance (NFTFi) qua bài viết dưới đây!
NFTFi là một thuật ngữ kết hợp giữa "NFT" (Non-Fungible Token) và "Fi" (Finance), chỉ đến các dự án hoặc nền tảng trong không gian tiền điện tử mà kết hợp công nghệ NFT với các sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính phi tập trung, như cho vay, cho thuê, hoặc tài chính giao dịch. Điều này tạo ra các cơ hội mới cho việc sử dụng và tận dụng giá trị của các tài sản kỹ thuật số phi tập trung.
Các dự án NFTFi sẽ hỗ trợ cho những người sở hữu NFT tối ưu hóa dòng tiền đồng thời tạo động lực cho họ nắm giữ NFT như một tài sản có tiềm năng lâu dài thay vì là danh mục đầu cơ.
Hệ thống NFT Marketplace đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cả cơ cấu của NFTFi. Đây là nơi tập trung mọi giao dịch mua bán và trao đổi NFT giữa cá nhân hoặc tổ chức. Các tác phẩm NFT được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau như game, nghệ thuật, thể thao, âm nhạc... sẽ được niêm yết và tiếp tục được mua bán trên các NFT Marketplace.
Không chỉ là điểm giao dịch, NFT Marketplace còn là điểm tập trung của các dự án NFTFi, nơi mà NFT được sử dụng như một phần bảo đảm cho việc vay mượn hoặc như một công cụ đầu tư.
NFT Marketplace cũng cung cấp các công cụ cho việc giao dịch các sản phẩm dựa trên NFT như NFT Fractionalization. Dưới đây kà một số các marketplace nổi bật trong từng hệ mà các bạn có thể theo dõi:
NFT Lending & Borrowing, tương tự như DeFi, cho phép người dùng sử dụng NFT làm tài sản thế chấp để vay tiền mã hoá. Sự kết hợp giữa DeFi và NFT mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư NFT, nâng cao tính thanh khoản của NFT.
Các dự án NFT Lending thiết lập ngưỡng giá thanh lý để bảo vệ người cho vay trong trường hợp giá NFT giảm. Ví dụ như dự án JPEG’d cho phép sử dụng NFT để tạo stablecoin.
Mô hình mua trước trả sau cũng được áp dụng trong NFT Lending, khi người mua trả trước một phần tiền để nhận NFT và sau đó trả phần còn lại sau một khoảng thời gian. Những dự án nổi bật trong lĩnh vực này bao gồm BendDAO, NFTfi, JPEG’d,...
NFT Fractionalization là quá trình chia nhỏ một NFT thành nhiều phần nhỏ hơn, mỗi phần được gọi là một fractional NFT. Mỗi fractional NFT đại diện cho một giá trị của NFT gốc và có thể được mua bán, giao dịch độc lập với NFT gốc.
Việc Fractionalization NFT cho phép người dùng chia sẻ quyền sở hữu của một NFT với nhiều người hơn, giúp mở rộng thị trường và tăng tính thanh khoản của NFT. Người dùng có thể mua một số fractional NFT để sở hữu một phần nhỏ của tác phẩm nghệ thuật và chia sẻ quyền sở hữu với những người khác. Những nền tảng chia nhỏ NFT nổi bật: unique.li, Fractional, Liquid Marketplace và một dự án mới là Flooring Protocol.
NFT có giá trị bằng cách cung cấp một cách tiếp cận quen thuộc hơn. Giống như việc thuê một căn nhà hoặc một chiếc xe hơi, việc thuê NFT cho phép người dùng truy cập vào NFT trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với những ai đã tham gia vào lĩnh vực GameFi, việc thuê NFT không còn là điều mới mẻ.
Hiện tại, có hai hình thức chính của NFT renting là collateralized renting và collateral-less renting.
Ở dạng này, chủ sở hữu NFT đưa NFT của họ vào một smart contract với các điều khoản và điều kiện cụ thể, bao gồm phí thuê và tài sản thế chấp có giá trị cao hơn NFT để bảo vệ người cho vay. Khi hợp đồng kết thúc, NFT và tài sản thế chấp sẽ trở về chủ sở hữu ban đầu.
Ở dạng này, người thuê không nhận được NFT gốc. Thay vào đó, họ sử dụng phiên bản wrapped của NFT và trả phí thuê. Sau khi hợp đồng kết thúc, NFT wrapped sẽ bị xóa và phí thuê được trả cho người cho thuê. Phương pháp này giúp giảm thiểu rủi ro cho cả hai bên, vì người thuê không cần thế chấp và người cho thuê không cần cho thuê tài sản gốc của họ
NFT Derivatives, hay còn gọi là các sản phẩm tài chính "phái sinh" dựa trên giá trị của một hoặc nhiều NFT, đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng cơ hội đầu cơ vào thế giới của NFT.
Các sản phẩm này được tạo ra dưới nhiều dạng như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, và nhiều loại hợp đồng khác, tạo điều kiện cho người dùng tham gia vào các chiến lược đầu cơ phức tạp liên quan đến NFT.
Với NFT Derivatives, người dùng có thể tận dụng cơ hội lợi nhuận từ biến động của giá trị NFT không chỉ khi giá tăng mà còn khi giá giảm. Những dự án nổi bật như NFTPerp, Tribe3, Gradiant... đang mở ra những cơ hội đầy hứa hẹn trong lĩnh vực này.
NFT Aggregator là các dự án tổng hợp thông tin về NFT từ nhiều blockchain khác nhau. Các Aggregator cung cấp cho người dùng các công cụ và tính năng để theo dõi tài sản NFT của họ bao gồm lịch sử giao dịch, giá trị thị trường và thông tin về chủ sở hữu hiện tại của NFT đó.
NFT Aggregator cho phép những người nắm giữ NFT có thể tối ưu hoá lợi nhuận khi thế chấp hoặc mua bán NFT của họ. Những dự án NFT Aggregator nổi bật: OpenSea, Gem.xyz, Genie,...
Tương tự như thời kỳ đầu của DeFi, các nhóm dự án phục vụ nhu cầu cơ bản sẽ được ưu tiên phát triển trong hệ sinh thái NFTFi. Từ đây, nhóm Lending và DEX sẽ tiếp tục là nhóm dự án dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Sau khi hệ sinh thái NFTFi đã có các mảnh ghép vững chãi và tối ưu về mặt thanh khoản, những sản phẩm tài chính sáng tạo và các ứng dụng mới sẽ được ra đời ví dụ như: NFT Renting, NFT Index, NFT Pricing, NFT Staking,...
Để áp dụng Defi vào NFT thì chúng ta cần có các nền tảng Defi hỗ trợ, việc này sẽ kéo user và tăng tính thanh khoản, mở ra 1 nền kinh tế vận hành xung quanh NFT.
Nền tảng nổi bật trong việc áp dụng các giao thức vay, cho vay NFT là BendDAO nền tảng được coi là AAVE của NFT. BendDao chính là nền tảng cho phép người dùng sở hữu NFT có thể thế chấp NFT của mình để vay tiền, BendDao cung cấp giao thức thanh khoản riêng dành cho NFT.
SudoSwap, được ra mắt vào tháng 7, là một sàn giao dịch NFT phi tập trung đầu tiên hoạt động với giao thức thị trường tự động on-chain (AMM) gọi là SudoAMM.
SudoAMM không chỉ là một giao thức độc lập mà còn có thể tích hợp với các giao thức khác. Tính thanh khoản mà SudoAMM cung cấp thông qua AMM có thể được sử dụng bởi các giao thức, Dapps và thậm chí cả các thị trường khác.
So với một NFT Marketplace lớn như OpenSea, SudoAMM mang lại một sự khác biệt. Trong khi OpenSea là một hệ sinh thái khép kín với sổ lệnh đóng và thu phí giao dịch từ khách hàng, SudoAMM đang đóng vai trò giống như Uniswap trong lĩnh vực DeFi. SudoAMM còn cho phép người dùng tiếp cận nguồn thanh khoản NFT một cách phi tập trung trên Ethereum.
SudoAMM cung cấp cơ hội cho bất kỳ ai muốn cung cấp thanh khoản bằng cách tạo Pool trên nền tảng này. Liquidity Pool là các smart contract cho phép người dùng trao đổi tức thời giữa hai loại tài sản.
NFTPerp là một nền tảng Derivatives dành cho NFT dành cho người dùng có thể sử dụng. Nền tảng hướng tới xây dựng giải pháp giúp người dùng có thể giao dịch phái sinh các NFT Bluechip như BAYC, Cryptopunks,...
NFTPerp cho phép bạn có thể giao dịch các bluechip NFT với bất kỳ tài sản thế chấp nào. Có thể giao dịch các hợp đồng tương lai Long Short NFT, sử dụng đòn bẩy lên tới 5 lần.
NFTY Finance là nền tảng vay và cho vay NFT sắp ra mắt được kỳ vọng mang lại nhiều lợi ích cho người dung cũng như linh hoạt, đổi mới trong lĩnh vực tài chính và NFT.
NFTY Finance sẽ cho phép những người nắm giữ NFT trong tương lai nhận được các khoản vay từ những người cho vay đã được xác minh trên nền tảng của mình thông qua một phương thức mới về dịch vụ cho vay mà NFTY Finance gọi là “Cửa hàng thanh khoản”.
Dự án NFT này tái tạo mô hình cổ điển của thị trường cho vay: Kết hợp người cho vay với người đi vay. NFTfi là một nền tảng cho vay NFT ngang hàng phổ biến. Khi bạn liệt kê NFT của mình là tài sản thế chấp trên nền tảng, bạn sẽ nhận được đề nghị cho vay từ những người khác.
Nếu bạn thích bất kỳ ưu đãi nào trong số các ưu đãi, bạn có thể chấp nhận một ưu đãi và ngay lập tức nhận được WETH hoặc DAI (Stablecoin) từ ví của người dùng cho vay. Là một phần của hợp đồng cho vay, nền tảng tự động chuyển NFT của bạn vào một kho tiền điện tử. Bạn sẽ nhận lại NFT vào ví của mình khi bạn hoàn trả khoản vay trước ngày hết hạn.
NFTFi (NFT Finance) đang phản ánh sự đối mặt với các thách thức và biến động lớn trong thị trường Crypto. Trong thời kỳ bùng nổ của NFT, các bộ sưu tập NFT đã trở nên có tính thanh khoản cao hơn, thu hút nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, từ quý 2/2022 đến nay, thị trường Crypto đã trải qua nhiều biến động lớn và những cú sụp đổ của các tên tuổi lớn. Thị trường bị hỗn loạn và sự panic sell diễn ra khắp nơi, gây ảnh hưởng nặng nề đến tính thanh khoản của NFT. Các nền tảng hỗ trợ giao thức Defi cho NFTFi cũng đối mặt với vấn đề chung về tính thanh khoản, khi giá trị và tính thanh khoản của NFT đang giảm đi đáng kể.
Điều này dẫn đến tình trạng thanh lý ồ ạt NFT từ các nền tảng hỗ trợ Defi, như BendDao, một ví dụ điển hình cho sự khó khăn trong thị trường NFT hiện nay.
Báo cáo gần đây của Grand View Research cho biết quy mô thị trường NFT (Non-fungible Token) toàn cầu đạt 15,54 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 33,9% từ năm 2022 đến năm 2030. Sự tăng trưởng này xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao về NFT trên toàn cầu do tính độc đáo, cá nhân và minh bạch của chúng cùng với các tính năng khác.
Những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng của NFT bao gồm sự ảnh hưởng ngày càng tăng của các ngôi sao trong việc sử dụng NFT, sự cách mạng hóa trong ngành công nghiệp game và nhu cầu về các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số. Trong số đó, nhu cầu ngày càng tăng về việc sở hữu các tác phẩm nghệ thuật kĩ thuật số là một yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường NFT phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, với sự suy thoái kinh tế và tác động mạnh mẽ từ tin tức, cùng với sự hạn chế của cả NFT và giao thức DeFi chưa thực sự chặt chẽ, vẫn còn nhiều lỗ hổng có thể bị khai thác. Dòng tiền cũng chưa quay trở lại, tạo ra một tình hình tổng thể khá ảm đạm.
Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường Crypto và sự gia tăng dòng tiền trong tương lai, các công nghệ và giao thức DeFi sẽ ngày càng trở nên minh bạch và hoàn thiện hơn. Chúng ta tin rằng thị trường NFT sẽ bùng nổ với nhiều ứng dụng mới được tích hợp vào cuộc sống hàng ngày, từ đó NFT sẽ trở thành Dynamic NFT đích thực.
NFT Finance (NFTFi) đang thu hút sự chú ý là một trong những đổi mới trong lĩnh vực NFT nói riêng và không gian Web3 nói chung. NFTFi đang cố gắng giải quyết vấn đề thanh khoản của NFT bằng cách mở rộng sử dụng chúng đến nhiều trường hợp khác nhau. Nếu các dự án NFTFi tiếp tục chứng minh sự hiệu quả và tính cần thiết của mình đối với người dùng, chúng ta có thể chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các dự án NFT trong tương lai.
Hy vọng thông qua bài viết này từ NFT.vn, bạn đã hiểu thêm về NFT Finance (NFTFi) và tìm kiếm được cơ hội và phòng tránh được những rủi ro từ thị trường tiềm năng này.